Du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn là một trong những hành trình hấp dẫn và thú vị nhất trong những năm gần đây. Được mệnh danh là cổ trấn đẹp nhất Trung Quốc, Phượng Hoàng Cổ Trấn như một bức tranh cổ trang tuyệt đẹp thu hút bất cứ ai muốn khám phá, trải nghiệm những nét đẹp hùng vĩ, cổ kính, yên bình và lãng mạn.

Tuy nhiên, du lịch sang một đất nước khác chưa bao giờ là dễ dàng, nếu bạn đang có kế hoạch cho chuyến du lịch khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn, hãy tham khảo qua bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức quan trọng và cần thiết nhất để có một chuyến đi hoàn hảo và bổ ích nhất nhé. 

Xin visa đi Phượng Hoàng cổ trấn thế nào?

Việt Nam được miễn thị thực visa với 51 quốc gia và lãnh thổ trên Thế giới, nhưng với Trung Quốc, các bạn vẫn cần xin visa mới được phép nhập cảnh. Tuy nhiên, thủ tục xin Visa Trung Quốc cũng không quá khó khăn như một số các nước như Hàn Quốc, Canada, Châu Âu,…

Để xin được visa Trung Quốc, bạn cần đảm bảo thực hiện và nộp đủ các giấy tờ sau cho đại sứ quán:

Giấy tờ thủ tục xin visa

Tờ khai thị thực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tờ khai thị thực là mẫu đơn cơ bản cho tất cả hồ sơ xin visa nào. Bạn có thể in mẫu này trên internet hoặc tiện nhất là đến thẳng Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội và TP HCM để xin và điền tại chỗ.

Yêu cầu cho tờ thị thực này là bạn cần điền đầy đủ, chính xác vì bất cứ thông tin nào cũng sẽ cần có giấy tờ xác minh, đối chứng.

Hộ chiếu gốc

Hộ chiếu gốc của bạn phải có hạn từ 6 tháng trở nên và cần có thừa 1 trang trống để dán visa. 

Chứng minh thư nhân dân

Chứng minh thư nhân dân cần được in ra và công chứng bằng bản A4. Tương tự với thẻ căn cước công dân cũng thế.

Sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu cũng cần được công chứng như chứng minh nhân dân để đối chiếu với các thông tin khai của bạn.

Ảnh thẻ

Bạn cần chuẩn bị 2 ảnh thẻ cỡ 4×6 phông trắng quốc tế và mới chụp 6 tháng gần đây. Bạn cũng nên mang dư thêm một vài tấm để phòng phát sinh trong các trường hợp.

Hồ sơ công việc

Hồ sơ công việc được chia thành 2 trường hợp sau:

Bạn là cán bộ nhân viên: Hồ sơ tối thiểu yêu cầu cần có giấy chứng minh công việc (ví dụ như Giấy xác nhận nhân viên hoặc Hợp đồng lao động), kèm với đó là giấy đồng ý nghỉ phép du lịch của công ty (có đóng dấu).

Bạn là chủ doanh nghiệp: Bạn cần trình được giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp có đóng dấu, giáp lai đầy đủ.

Giấy tờ chứng minh tài chính

Không quá khó như đi du lịch Hàn Quốc, Châu Âu, nhưng Trung Quốc vẫn yêu cầu bạn cần có số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm tối thiểu 50 triệu đồng. Bạn cần có xác nhận và kê khai tài khoản của ngân hàng theo đúng yêu cầu để được xác nhận visa.

Ngoài sổ tiết kiệm, bạn có thể kê khai sổ đỏ, các tài sản trên giấy tờ như xe, nhà đất,… với giá trị tương đương hoặc hơn 50 triệu đồng trở lên.

Giấy chứng minh du lịch

Một trong những tài liệu quan trọng không thể thiếu là giấy chứng minh du lịch thực của bạn. Bạn cần có các giấy tờ chứng minh vé máy bay khứ hồi, đặt khách sạn, lịch trình tham quan,…Điều này yêu cầu để chắc chắn nhu cầu đi du lịch thực của bạn và đối phó với các trường hợp trốn lại lao động.

 

visa-Trung-Quốc

 

Lệ phí xin visa và thời hạn visa Trung Quốc

Hiện nay, mức lệ phí xin visa Trung Quốc là 65$/hồ sơ (chưa đi bao giờ), đây là lệ phí bắt buộc cho mọi trường hợp xin visa dù bạn có được đậu hay không. Ngoài ra, chi phí này có thể tăng tùy theo nhu cầu duyệt hồ sơ nhanh, chậm hoặc thông qua các đơn vị trung gian làm visa.

Sau khi nộp hồ sơ tại ĐSQ, bạn sẽ được phỏng vấn và xác minh những thông tin chưa rõ trong hồ sơ. Sau đó, bạn sẽ nhận được 1 phiếu ghi rõ các thông tin:

Lệ phí xin visa

Ngân hàng nộp lệ phí visa

Ngày hẹn đóng lệ phí

Ngày hẹn trả kết quả visa 

Để nhận được kết quả, bạn cần mang đúng phiếu nhận được kèm biên lai nộp tiền đến ĐSQ để được trả hồ sơ theo yêu cầu. 

Về thời hạn xin visa Trung Quốc. Tùy vào nhu cầu của bạn bên ĐSQ sẽ có các mức thời hạn khác nhau. Nhưng với nhu cầu chung là đi du lịch, ĐSQ sẽ cấp cho bạn visa loại L là lưu trú tối đa 15 ngày.

Lưu ý cho những bạn mong muốn du lịch Trung Quốc nhiều lần, visa Trung Quốc chỉ được cấp lại sau 3 tháng kể từ lần cấp gần nhất. Nếu bạn muốn du lịch Trung Quốc nhiều hơn mà không phải chờ hạn visa, bạn có thể xin visa theo các cấp như: Visa 3 tháng 1 lần, 3 tháng nhiều lần, 1 năm nhiều lần và 6 tháng nhiều lần để tiện cho nhu cầu du lịch của bản thân.

Lưu ý khi xin visa Trung Quốc

Để đảm bảo việc xin visa được diễn ra thuận lợi, bạn cần lưu ý các điều sau:

Cần nộp hồ sơ xin visa trước ngày khởi hành từ 1 tháng để đảm bảo mọi kế hoạch không bị lỡ dở cũng như chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình xin visa.

Khi đã có visa, bạn cần hạn chế dời lịch đi nếu không thực sự cần thiết vì bạn cần nộp hồ sơ làm lại như lần đầu. Tuy nhiên, quá trình xin duyệt hồ sơ sẽ khó hơn khi bạn đã có tiền lệ xin nhưng không dùng.

Bạn có thể nhờ các đơn vị trung gian hoặc người ủy quyền nộp visa nhưng nếu được yêu cầu phỏng vấn trong các trường hợp cần thiết, bắt buộc bạn phải có mặt. Các trường hợp gửi hồ sơ qua bưu điện, fax, email đều sẽ không được chấp nhận.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp nhất?

Phượng Hoàng cổ trấn đẹp quanh năm, mỗi mùa là một bức tranh mang vẻ đẹp đằm thắm khác nhau. Chính vì thế, để trả lời Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa nào đẹp nhất không phải dễ dàng.

Sắc xuân cổ trấn

Mùa xuân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn mang màu sắc trầm mặc, thư thái và đặc biệt có sức hút . Bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 5, Cổ trấn mang không khí trong lành, se lạnh, đôi lúc có chút mưa phùn lất phất khiến trải nghiệm của du khách rất thú vị và đáng nhớ. 

Mùa xuân tại Phượng Hoàng Cổ Trấn không quá đông đúc, lượng khách vừa phải và chỉ thực sự đông vào cuối tháng 5 nên nếu yêu thích sự yên tĩnh thì mùa xuân cũng là lựa chọn khá lý tưởng.

 

Du-lịch-Phượng-Hoàng-cổ-trấn-mùa-xuân

 

Phượng Hoàng xanh mát những ngày hè

Khác với vẻ nhẹ nhàng, thư thái trầm mặc của mùa xuân, Phượng Hoàng Cổ Trấn những ngày hè lại mang vẻ đẹp đầy sức sống, tươi mát, mọi mảng màu sắc tại đây như được tô vẽ thêm khiến bất cứ khung hình nào của bạn cũng thật sinh động. 

Có một điểm trừ cho Phượng Hoàng Cổ trấn vào hè là thời tiết khá oi bức, hạn chế việc tham quan khám phá của bạn nhưng đổi lại thì thời điểm này cổ trấn tuyệt đẹp sẽ cho bạn những bức hình sinh động và những trải nghiệm thật đáng nhớ.

 

Du-lịch-Phượng-Hoàng-cổ-trấn-mùa-hè

 

Cổ trấn mùa lá đỏ

Có lẽ mùa lá đỏ là mùa được nhiều dân du lịch bình chọn nhất cho thời điểm thích hợp du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn. Bởi mùa thu là mùa chiều lòng người nhất tại đây. 

Mùa thu của Phượng Hoàng Cổ Trấn được bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 9. Với không khí trong lành, thời tiết dễ chịu, không oi bức như mùa hè cũng không lạnh như mùa đông, đặc biệt thích hợp cho hoạt động tham quan, vui chơi tại cổ trấn. 

Đến Phượng Hoàng vào thời điểm này bạn sẽ được bắt gặp những cây phong lá đỏ đặc trưng của mùa thu cùng có những thước ảnh cổ điển thật bắt mắt và thú vị.

 

Du-lịch-Phượng-Hoàng-cổ-trấn-mùa-thu-2

 

Phượng Hoàng Cổ Trấn mùa tuyết rơi

Mùa đông tại Phượng Hoàng Cổ Trấn mang một màu sắc thực sự rất khác biệt so với các mùa khác trong năm. Không tươi mới như mùa xuân, không sinh động như mùa hè, không dịu dàng như mùa thu, mùa đông tại cổ trấn mang một màu sắc trầm mặc, cổ kính, thu hút bất cứ ai mong muốn tìm một chốn nghỉ ngơi, trốn mình với công việc, cuộc sống xô bồ.

Những mãi nhà phủ tuyết, những tán cây bạc màu, những làn khói phả nghi ngút liệu có đủ sức hút cho chuyến trải nghiệm Phượng Hoàng mùa đông hay không?

 

Du-lich-phuong-hoang-co-tran-mua-dong

 

Đặc biệt, mùa đông tại Phượng Hoàng là thời điểm khá vắng khách, mọi dịch vụ vì thế cũng giảm đáng kể, đó cũng là một thuận lợi cho bạn tham quan, khám phá và trải nghiệm cổ trấn.

Đến Phượng Hoàng cổ trấn bằng cách nào?

Với nhu cầu du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn ngày càng cao của các du khách Việt Nam, việc xuất ngoại đi du lịch đã không còn khó khăn nữa. Bạn có thể đến cổ trấn bằng 3 cách sau:

Máy bay 

Máy bay là phương tiện thuận tiện nhất cho chuyến du lịch Trấn cổ bởi tiết kiệm được thời gian, công sức.

Mặc dù Phượng Hoàng cổ trấn chưa có sân bay để thuận tiện cho du khách nhưng bạn có thể dừng tại sân bay của Trương Gia Giới, sân bay gần nhất với trấn cổ. Để bay từ Hà Nội sang đó mất khoảng thời gian hơn 3h, cộng với thời gian chờ check in làm thủ tục khoảng 2h, thời gian đi xe bus từ sân bay đến Phượng Hoàng Cổ Trấn khoảng 3h nữa, tổng thời gian bạn di chuyển từ Hà Nội tới trấn cổ bằng đường bay là gần 8h. Nếu bay đêm, bạn sẽ phải nghỉ lại 1 đêm ở Trương Gia Giới, hãy chọn cho mình chuyến bay phù hợp.

Hiện nay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều khai thác các chuyến bay thẳng đến Trương Gia Giới với giá vé dao động từ 150$ – 200$ tùy vào giờ hay và hãng bay của bạn.

 

Tham khảo thêm:

TOUR TRƯƠNG GIA GIỚI – PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN 4N3Đ BAY THẲNG

 

Tàu hỏa

Tàu hỏa là phương tiện được nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi tính khám phá, trải nghiệm riêng và cũng tiết kiệm chi phí khá nhiều so với máy bay. Tuy nhiên, hành trình đi Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng tàu hòa lại không hề dễ dàng và tốn rất nhiều thời gian.

Hà Nội (Bến xe Gia Lâm) đến Nam Ninh, tổng thời gian làm thủ tục, chờ tàu, ăn nghỉ, bạn sẽ mất khoảng 8 tiếng để đến ga Nam Ninh. Nếu đoàn đông, bạn có thể thuê xe lên cửa khẩu Lạng Sơn rồi làm thủ tục tại đây cũng được. Vé tàu sẽ là 1.200.000 (khoảng 370 tệ/người)

Bến tàu Nam Ninh – Trương Gia Giới: Sau khi tới Nam Ninh, tiếp tục làm thủ tục mua vé, chờ tàu và bắt tàu tới Trương Gia Giới với thời gian di chuyển khoảng 15h. Tại đây bạn sẽ ăn nghỉ trên tàu nên cần thiết mang theo đồ ăn gọn tiện nhẹ để đỡ phải mua đồ trên tàu. Vé tàu là 640 tệ/người/2 lượt.

Trương Gia Giới – Phượng Hoàng Cổ Trấn: Đến Trương Gia Giới, bạn làm thủ tục check out và mua vé xe bus để đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn với thời gian di chuyển hơn 3 tiếng. Giá vé xe bus là 85 tệ/người.

Phượng Hoàng Cổ Trấn – phố cổ: Bạn cần đi taxi từ bến xe bus vào phố cổ với giá 15 tệ và khoảng thời gian di chuyển khoảng 15 phút.

Việc di chuyển bằng tàu hỏa yêu cầu bạn phải có thời gian, sức khỏe mới có thể đi được bởi riêng di chuyển đi về đã lên đến gần 3 ngày và bạn cần cân nhắc thật kỹ cho chuyến đi của mình.

Tùy vào nhu cầu, tài chính cũng như sức khỏe của bạn mà chọn cho mình phương thức di chuyển thuận lợi nhất cũng như đảm bảo lịch trình, quá trình trải nghiệm của bạn được trọn vẹn. 

Đến Phượng Hoàng cổ trấn ở đâu?

Trước khi tìm kiếm khách sạn ở Phượng Hoàng Cổ Trấn, bạn nên tham khảo qua cách booking khách sạn tại Trương Gia Giới bởi nếu đi tàu, bắt buộc bạn sẽ có 1 đêm ngủ tại Trương Gia Giới trước khi tiếp tục hành trình. 

Đối với Trương Gia Giới, bạn nên đặt phòng trước bởi khách sạn ở Trương Gia Giới không nhiều mà giá phòng lẻ sẽ đắt hơn rất nhiều khi bạn đặt trước. Bạn có thể lên các trang web về phòng của Trung Quốc như Ctrip, Qunar, Meituan,…để lựa chọn khách sạn hợp lý với nhu cầu và giá tiền của mình.

 

Khách sạn Phượng Hoàng cổ trấn

 

Còn khách sạn ở Phượng Hoàng cố trấn chỉ thích hợp check in chụp ảnh bởi vẻ ngoài cổ kính rất lạ mắt, những nội thất bên trong thì lại cũ kỹ, các khách sạn mới lại có giá đắt. Khi lên kế hoạch cho chuyến đi bạn hãy bắt đầu luôn với khách sạn để đặt được phòng sớm tránh đến lúc cần lại không có phòng ở.

Đến Phượng Hoàng cổ trấn tham quan những gì?

Phượng Hoàng cổ trấn được mệnh danh như thủ phủ của những cảnh đẹp, nơi đây sở hữu rất nhiều những cảnh đẹp khiến dân du lịch đến không muốn về. Dưới đây là tổng hợp các địa danh tuyệt đẹp mà bạn có thể tham quan được trong chuyến khám phá Phượng Hoàng cổ trấn của mình.

Các cây cầu bắc qua sông Đà Giang

Phượng Hoàng Cổ Trấn là một cổ trấn nằm bên dòng sông Đà Giang với 1300 năm tuổi. Đà Giang được coi như linh hồn của Phượng Hoàng Cổ Trấn với dòng nước yên bình, xanh ngắt, phủ bóng cổ kính của nhà 2 bên bờ và đặc biệt là những cây cầu cổ kính, thiết kế đặc biệt tạo nên nét đặc trưng riêng biệt cho sông Đà Giang cũng như trấn cổ.

Bắc qua sông Đà Giang nối liền 2 bờ cổ trấn là rất nhiều những cây cầu, nhưng trong đó có 7 cây cầu nổi bật nhất với những độc đáo và thú vị riêng biệt:

Cầu Hồng Kiều

Hồng Kiều là cây cầu nổi tiếng nhất tại cổ trấn và được đưa vào là một trong các điểm tham quan không thể thiếu trong tour Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Nằm ngay tại trung tâm, cầu Hồng Kiều thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan và chụp hình bởi kiến trúc độc đáo kết hợp giữa cầu và nhà. Ngôi nhà với thiết kế mái ngói đặc trưng của các tòa nhà cổ Trung Hoa, phủ bóng xuống dòng Đà Giang như một biểu tượng xuất hiện trong tất cả các bức hình về cổ trấn.

 

Cầu-Hồng-Kiều-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Tham quan Hồng Kiều, bạn có thể mua đồ lưu niệm tại tầng 1 hoặc tham quan bảo tàng nghệ thuật Hồng Cao vừa có thể ngắm toàn cảnh cổ trấn. 

 

Tham khảo thêm

TOUR TRƯƠNG GIA GIỚI – PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN 5N4Đ ĐƯỜNG BAY

 

Cầu đá nhảy

Cầu Đá nhảy là cây cầu được checkin nhiều nhất tại trấn cổ bởi nét độc đáo và thú vị với thiết kế của cây cầu này.

Đá nhảy là hệ thống các cột bê tông được xây dựng từ đầu những năm 1700 với thiết kế độc đáo khoa học, vừa giúp đảm bảo lưu thông của người dân và dòng chảy của Đà Giang.

 

Cầu-Đá-nhảy-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Hơn thế, đây cũng là cây cầu được nhiều bạn trẻ yêu thích chụp ảnh nhất, bước trên các bậc đá trên cầu là cách để có được bức ảnh đặc trưng nhất tại Cổ trấn.

Cầu gỗ

Cầu Gỗ tại Phượng Hoàng Cổ Trấn cũng là địa điểm được nhiều bạn trẻ check in. Cầu được đóng các ván gỗ chắc chắn bắc qua 2 bờ sông mộc mạc, giản dị. Đi trên cây cầu mà ngắm Đà Giang cũng cổ trấn sẽ càng mang lại cho bạn cảm giác hoài cổ, thư tịnh như chính những gì Phượng Hoàng mang lại cho du khách.

 

Cầu-gỗ--Phượng Hoàng cổ trấn

 

Vân Kiều

Vân Kiều hay còn được gọi là cầu mây mang vẻ đẹp như chính cái tên của nó. Cầu được thiết kế 3 mái, 2 tầng cùng các cột trụ nâng lên như những đám mây bồng bềnh giữa dòng Đà Giang.

 

Vân-Kiều-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Vân Kiều mang vẻ đẹp cổ kính, thơ mộng với một bên là các công trình nghìn năm tuổi còn 1 bên là các biệt thự, khách sạn hiện đại khiến cho nơi đây trở nên thật độc đáo và thú vị. 

Tuyết Kiều

Đẹp như cái tên của mình, Tuyết Kiều được thiết kế với các khối đá trắng được trạm khắc cẩn thận, mang lại cho du khách cảm giác bước lên cầu như bước vào cung điện của vua chúa.

Là 1 trong tứ kiều “Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” của nhà thiết kế kiêm nghệ sĩ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và hoàn thành xây dựng tháng 11 năm 2012. Mặc dù được xây dựng thời kỳ hiện đại nhưng Tuyết Kiều không hề lạc lõng tại cổ trấn mà càng góp phần tăng thêm vẻ cổ kính, khiến Phượng Hoàng không vừa mang nét hoài cổ của cổ trấn, vừa như một cố cung Trung Hoa. 

 

Tuyết-Kiều-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Phong Kiều

Nổi bật bên cạnh những ngôi nhà cổ kính, Phong Kiều thu hút du khách bởi màu đá trắng phản chiếu in bóng trên dòng sông Đà, ở giữa cầu là một mái che đậm chất Trung Hoa giúp du khách có không gian tham quan ngắm cảnh trọn vẹn của Cổ trấn.

 

Phong-Kiều-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Vụ Kiều

Vụ Kiều hay cây cầu sương mù là một điểm ngắm cảnh khá lý thú tại Trấn cổ. Nếu đến đây vào những ngày gió hiu hiu lạnh, một chút sương mù giăng lối thì bạn sẽ thấy một cổ trấn thật bình dị, bản thân mình như một ẩn sĩ tìm chốn bình yên, vắng vẻ để thanh tịnh và tránh khỏi bụi trần vậy.

 

Vụ-Kiều-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Đà Giang với những bài thơ mang đầy cảm xúc và là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Bên cạnh đó những cây cầu cũng là nét đẹp đặc trưng mang lại cho Phượng Hoàng những nét đẹp hoài cổ, lãng mạn thơ mộng mà nếu không có các cây cầu có lẽ cổ trấn không thu hút du khách nhiều như hiện nay.

Mặc Thọ Cung

Mạc Thọ Cung được xây dựng cách đây hơn 300 năm với kiến trúc đặc trưng trạm khắc tinh xảo là một điểm đến khá thú vị trong chuyến hành trình khám phá Phượng Hoàng Cổ Trấn.

Với 2 màu chủ đạo đỏ và vàng, Mạc Thọ Cung mang một nét uy nghi, sang trọng và quý phái nổi bật bên cạnh những ngôi nhà cổ kính của Cổ trấn. 

 

Mạc-Tho-Cung-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Cố cư Thẩm Tùng Văn

Thẩm Tùng Văn là một tác giả nổi tiếng, đóng góp nhiều tác phẩm quan trọng cho nền văn học của Trung Hoa. Sở dĩ Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng và thu hút như hiện nay một phần lớn thuộc về công của Thẩm Tùng Văn khi ông miêu tả quê hương mình như một bản thi ca cổ tích nhưng khiến người đọc tự tưởng tượng được một cổ trấn cổ kính tuyệt đẹp qua tác phẩm  Biên Thành của ông.

 

Cố-cư-Thẩm-Tùng-Văn-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Cố cư của ông mang đậm phong cách kết hợp của nhà Thanh và nhà Minh với tổng cộng 11 gian sẽ là điểm đến thú vị cho những ai yêu và say mê kiến trúc cổ.

Từ đường Gia tộc họ Dương

Là một trong những dòng họ danh giá nhất của Phượng Hoàng cổ trấn nói riêng và Trung Hoa nói chung, Gia tộc họ Dương đã từng được nhắc đến rất nhiều trong các bộ phim nổi tiếng như Thủy Hử, Bao Thanh Thiên, Thần Điêu Đại Hiệp.

 

Từ-đường-gia-tộc-họ-Dương-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Gia tộc họ Dương là một gia tộc ái quốc, là các trung thần có công bảo vệ triều đại nhà Tống trước thế lực xâm lược. Với các hiện vật được bảo tồn cẩn thận, giữ nguyên hiện trạng, Từ đường của Gia tộc họ Dương cũng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về kiến trúc, văn hóa của người dân Phượng Hoàng cổ trấn cũng như của Trung Hoa.

Những hẻm phố

Nhiều du khách đi về và nhận xét rằng, Phượng Hoàng cổ trấn có quá nhiều ngóc ngách để khám phá và nếu có nhiều thời gian hơn cũng không đủ để trải nghiệm hết.

Quả đúng như thế bởi mỗi một con đường, một góc phố, một bức tường đều mang tính chất nghệ thuật cổ kính rất riêng và có sức hút mãnh liệt với du khách. 

 

Hẻm-phố-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Nếu đến Phượng Hoàng trấn cổ, hãy dành thời gian từ 1 ngày để tự mình trải nghiệm hết những nét quyến rũ, đáng yêu của cổ trấn để không bỏ phí bất cứ khoảnh khắc nào của cổ trấn.

 

Tham khảo thêm:

TOUR NAM NINH – TRƯƠNG GIA GIỚI – PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN 6N5Đ

 

Bắc Môn Cổ Thành

Được xây dựng dưới thời nhà Minh, Bắc Môn Cổ Thành mang nét đẹp mềm mại nhưng không kém phần uy nguy lừng lững khiến du khách vô cùng thích thúc. Nằm uy nghi ngay bên bờ Đà giang, Bắc Môn in bóng xuống dòng sông xanh ngắt khiến cho trấn cổ càng được tô son điểm phấn và trở nên đẹp hơn trong mắt du khách.

 

Bắc-môn-cổ-thành-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Miêu Trại

Thiên hộ Miêu Trại cách cổ trấn hơn 20 km là điểm không nên bỏ qua trong tour Phượng Hoàng Cổ Trấn của bạn. Là một ngôi làng với 1288 nóc nhà của người Mèo bản xứ hay còn gọi là người Miêu với hàng nghìn năm tuổi. Nét mộc mạc, chân chất của người dân Miêu phản ánh rõ nét qua từng căn nhà, vườn tược, đường phố khiến bạn như xuyên không về thế giới cách đây hàng thập kỷ.

 

Thanh-co-Mieu-Trai-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Khác với Phượng Hoàng Cổ Trấn với vẻ đẹp cổ kính nhưng lãng mạn, phồn hoa, Miêu Trại lại cho bạn cảm giác bình yên, mộc mạc nhưng không kém phần thú vị.

Phù Dung trấn

Là một điểm tham quan không thể thiếu trong tour du lịch Phượng Hoàng Cổ trấn giá rẻ, Phù Dung Trấn là điểm nhấn quan trọng trong tour không chỉ bởi vẻ đẹp hùng vĩ, lãng mạn mà còn bởi nơi đây gắn liền với những nét văn hóa đặc trưng của Trung Hoa hơn 2000 năm tuổi.

 

Phù-dung-trấn-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Nằm trên dãy núi Sùng Sơn, bên cạnh là thác nước Phù Dung tuyệt đẹp, cổ trấn Phù Dung được mệnh danh là “thị trấn treo trên thác”. Tham quan Phù Dung là dịp hiếm có để bạn thưởng ngoạn thiên nhiên hùng vĩ Trung Quốc, chiêm ngưỡng nét cổ kính của cổ trấn hàng nghìn tuổi, hòa mình với đời sống của dân tộc Thổ Gia cũng như thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây.

Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm đặc biệt dành cho chuyến đi của bạn. 

Cầu kính Thiên Vân Độ

Đang nắm giữ kỷ lục thế giới là cầu kính dài nhất Thế Giới với tổng chiều dài 430m, Thiên Vân Độ nằm trong công viên Trương Gia Giới là một điểm quan trọng, có điểm nhấn trong tour Trương Gia Giới – Phượng Hoàng cổ trấn.

Với thiết kế mặt kính chịu lực trong suốt, tham quan công viên Trương Gia Giới từ cầu Thiên Vân Độ là một trải nghiệm rất đáng thử. Toàn cảnh núi rừng hùng vĩ sẽ nằm trọn trong tầm mắt của bạn và bạn sẽ thấy chuyến đi của mình thật xứng đáng.

Vé tham quan cầu kính là 370 tệ, khoảng 1.300.000/người là một cái giá xứng đáng cho những gì bạn được trải nghiệm tại đây.

 

cầu-kính-Thiên-Vân-Độ-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Cổng trời Thiên Môn Sơn

Thiên Môn Sơn hay còn gọi là núi Cổng Trời là một hành trình dành cho những ai muốn chinh phục, có sức khỏe bền bỉ, bởi để đến được đây, bạn sẽ trải qua một hành trình khá dài.

Thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên Thế Giới cách Trương Gia Giới khoảng 8km. Để đến được đây, bạn sẽ trải qua 2 quá trình di chuyển.

Trước tiên, bạn sẽ lên cáp treo dài nhất Thế Giới với tổng chiều dài 7,5 km. Sau đó được lên xe bus vượt qua con đường Thiên Môn quanh co đến chóng mặt dài 11km, tăng độ cao từ 300m đến 1.300m, một trong những cung đường đẹp nhưng cũng khó nhất Thế Giới để đến với chân Cổng Trời. Tới đây, bạn sẽ đi bộ 999 bậc thang để đến với Cổng Trời, nơi vọng nhìn ra toàn bộ núi rừng hùng vĩ, thấp thoáng những đám mây như thiên đường.

 

Cổng-trời-Thiên-Môn-Sơn

 

Để đến được cổng trời yêu cầu bạn cần có sức khỏe tốt, dẻo dai và tinh thần muốn trinh phục. Nhưng có lẽ khi đến được cổng trời thì mọi cố gắng nỗ lực của bản thân sẽ hoàn toàn xứng đáng.

 

Tham khảo thêm:

TOUR HỒ NAM – TRƯƠNG GIA GIỚI – PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN 5N4Đ ĐƯỜNG BAY

 

Đến Phượng Hoàng cổ trấn ăn gì?

Ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn là câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất bởi lẽ đến một địa điểm mới với văn hóa mới, không gian mới thì việc thưởng thức ẩm thực cũng chính là quá trình trải nghiệm văn hóa của điểm đó.

Phượng Hoàng cổ trấn cũng như những địa điểm du lịch khác, ngoài những cảnh đẹp, danh thắng độc đáo, cổ trấn cũng có những món ngon đặc trưng khiến du khách luôn muốn thử khi đến và thương nhớ khi về. 

Lẩu cá cay

Với khí hậu se lạnh về đêm, các món cay sẽ rất phù hợp trong bữa ăn của bạn. Đặc biệt với những ai có khẩu vị ăn được cay thì món lẩu cá Phượng Hoàng cổ trấn chắc chắn sẽ để lại nhiều dấu ấn.

 

Lẩu-cá-cay-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Được đánh bắt từ chính dòng sông Đà, chế biến trong ngày và thưởng thức tại chỗ nên các món làm từ cá của cổ trấn luôn giữ được vị tươi ngon, ngọt thịt và không bị tanh. Kèm với một bát cơm trắng và một đĩa rau xào sẽ thật trong vị cho một ngày khám phá văn hóa trấn cổ.

Vịt hầm tiết gạo nếp

Đây cũng là một món ăn nên thử một lần khi có dịp đến thăm trấn cổ. Vịt hầm tiết gạo nếp là một món ăn tỷ mỷ, công phu và cũng không kém phần hấp dẫn. Gạo nếp được ngâm trong nước để tạo độ mềm, sau đó được trộn với tiết sống và đem hấp cách thủy trước khi chiên. Trong lúc đó, vịt sẽ được hầm thật nhừ với những gia vị đặc trưng của cổ trấn và đưa ra thưởng thức cùng tiết.

Thêm một chút sa tế và bột quế của cổ trấn nữa thì món này chắc chắn sẽ để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn.

 

Vịt-hầm-tiết-canh--Phượng Hoàng cổ trấn

 

Đậu hũ thối

Đậu hũ là một món ăn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình của người Trung Hoa, nếu có dịp sang Trung Quốc du lịch mà bỏ qua món này thì đúng là một thiếu sót lớn. Món đậu phụ Hồ Nam được ủ muối từ 10 đến 15 ngày, sau đó được chiên bằng dầu cây trà thêm chút dầu mè và tương ớt. Với thời tiết se lạnh ở Cổ trấn, thưởng thức hương vị đặc trưng đậm chất Trung Hoa sẽ giúp bạn có trải nghiệm thật đáng nhớ tại trấn cổ đấy.

 

Đậu-hũ-thối-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Kẹo gừng

Kẹo gừng là một món ăn dân dã có tuổi đời lên đến 100 năm. Tại cổ trấn thời tiết về đêm thường khá lạnh, chính vì thế, người dân dùng các món ăn với gừng để giữ nhiệt, tránh cảm lạnh. Kẹo gừng được làm từ đường nâu, đường trắng, nước gừng và vừng tạo nên hương vị thơm ngậy của đường, kết hợp với vị cay nhẹ của gừng và chút bùi của vừng tạo nên hương vị vừa lạ vừa quen.

Kẹo gừng cũng là món ăn bạn có thể mua làm quà tặng người thân sau chuyến du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đấy.

 

Kẹo-gừng-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Bánh tép

Một loại bánh khá lạ được nhiều du khách yêu thích tại cổ trấn là bánh tép. Nguyên liệu chính không phải là bột, hay các dạng hương vị mà lại là tép, một loại tôm nhỏ. 

Tép được người dân vớt vào mỗi sáng sớm tại sông Đà Giang, sau đó sẽ trộn cùng trứng và bột rồi chiên lên. Thêm một chút hành và bột ớt bạn sẽ thấy món bánh này khá ngon và đặc biệt phù hợp trong những tiết trời se lạnh của cổ trấn.

 

Bánh-tép-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Cơm ống tre

Một món ăn khá quen thuộc với Việt Nam nhưng được dùng theo một cách khác khiến cho món ăn trở nên lạ miệng và độc đáo. Nếu như cơm ống tre Việt Nam ăn kèm với muối vừng thì cơm ống tre ở Phượng Hoàng được ăn kèm với thịt xá xíu và ngô, thêm một chút xì dầu để món ăn thêm đậm vị.

 

Cơm-ống-tre--Phượng Hoàng cổ trấn

 

Củ cải muối

Cũng giống như dưa muối, cà muối của Việt Nam hay Kim chi của Hàn Quốc, củ cải muối ở Phượng Hoàng cổ trấn là món ăn đưa cơm truyền thống và không thể thiếu trong bữa ăn của người cổ trấn. Vị chua, ngọt dịu và một chút cay nồng là gia vị giúp bạn ăn cơm không biết no và giúp tiêu hóa tốt. Tại cổ trấn ăn nhiều món ăn nhiều dầu mỡ thì một bát củ cải muối ăn kèm là cần thiết để bạn thưởng thức trọn vẹn vị của trấn cổ.

 

Củ-cải-muối--Phượng Hoàng cổ trấn

 

Các món ăn đường phố

Các món ăn đường phố cũng là một phần không thể bỏ qua tại Phượng Hoàng cổ trấn. Đi qua bất cứ con phố nào, nhất là các con phố dọc bờ sông vào buổi tối bạn sẽ phải lăn tăn không biết chọn ăn gì.

Một số món ăn đường phố nổi tiếng và nên thử như:

Kẹo hồ lô

Kẹo-hồ-lô--Phượng Hoàng cổ trấn

 

Trứng luộc thuốc bắc

Trứng-luộc-thuốc-bắc-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Bánh nếp hấp

Bánh-nếp-hấp-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Bánh ngũ cốc

Bánh-ngũ-cốc-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Cua chiên

Cua-chiên-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Trà sữa, cà phê

Cà-phê-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Đến Phượng Hoàng cổ trấn mua gì?

Thổ cẩm

Người dân tại Phượng Hoàng cổ trấn chủ yếu là người dân tộc Thổ. Mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh hiện đại và đổi mới mình cho phát triển du lịch nhưng những nét đẹp truyền thống vẫn luôn được giữ lại. Điển hình trong đó là nghề thêu dệt truyền thống của người dân cổ trấn.

 

đồ-thổ-cẩm-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Các sản phẩm của nghề dệt nơi đây đề là các món quen thuộc có thể dễ dàng sử dụng như khăn, váy, áo, mũ, túi,… Đặt trong thời tiết se lạnh của cổ trấn, một chiếc khăn hay một chiếc mũ được dệt thổ cẩm với các hoa văn độc đáo sẽ không thể thiếu trong túi hành lý của bạn. Đây cũng là một món quà hết sức ý nghĩa để dành tặng người thân.

Đồ thủ công mỹ nghệ

Du khách khá chuộng các món đồ kỷ niệm làm thủ công vì trong đó không chỉ là kỹ thuật, độ khéo léo, điêu luyện mà người làm ra các món thủ công còn dành cả tâm huyết và tình cảm trong sản phẩm.

 

Đồ-thủ-công-mỹ-nghệ--Phượng Hoàng cổ trấn

 

Các món thủ công mỹ nghệ tại Phượng Hoàng cổ trấn bạn có thể chọn mua làm quà như mặt nạ, trống nhỏ, búp bê, vòng tay, các vật trang trí, đồ gốm sứ…

Quạt giấy

Những chiếc quạt giấy nhỏ nhắn được làm từ tre, nhựa và các họa tiết văn hoa Trung Quốc cũng là món quà thú vị mà bạn có thể làm lưu niệm và tặng cho người thân, gia đình sau chuyến Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn.

 

Quạt-giấy-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Trà 

Phượng Hoàng cổ trấn là một trong những xứ sở trà ngon của Trung Quốc. Nổi tiếng nhất là 2 loại trà:

Trà tuyết:

Được chọn lựa từ những lá trà búp non còn mọng hơi sương mang lại hương vị thanh ngọt mà các lá trà khác không mang lại được.

 

Trà-tuyết-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Trà đen:

Trà đen là một loại trà rất đặc biệt với hương vị đượm khói đặc trưng. Lá trà được nướng qua ngọn lửa của cây vân sam hoặc cây bách nên mùi vị trà đượm vị khói thơm của 2 loại gỗ quý. Mặc dù khá kén người dùng nhưng nếu ai thưởng được loại trà này thì sẽ thấy nó thật độc đáo và đủ sức gây nghiện.

 

trà-đen-Phượng Hoàng cổ trấn

 

Đi Phượng Hoàng cổ trấn cần lưu ý những gì? 

Trang phục cần chuẩn bị

Trang phục đi Phượng Hoàng cổ trấn phù hợp với từng mùa trong năm. Thời tiết chia thành 4 mùa tương tự như miền Bắc Việt Nam hay chính xác hơn là gần giống với Sapa.

Vào mùa xuân, nhiệt độ giao động từ 15 đến 20 độ C, bạn nên chuẩn bị những áo khoác mỏng để tránh bị lạnh vào sáng sớm và chiều tối.

Mùa hè ở cổ trấn khá nóng, nhiệt độ khoảng 30 độ và lên đến 35 độ vào những ngày tháng 7 nên bạn có thể chọn những trang phục mát mẻ như váy, áo phông và đừng quên kem chống nắng, kính râm để thoải mái tham quan và chụp ảnh.

Mùa thu được xem là mùa đẹp nhất tại cổ trấn, đẹp về phong cảnh và đẹp cả thời tiết. Nhiệt độ chỉ khoảng 25 độ rất mát mẻ, bạn có thể thoải mái mặc những bộ cánh điệu đà cho mùa thu, nhưng đừng quên khăn và áo khoác vì vào tối sẽ khá lạnh đấy.

Mùa đông ở cổ trấn khá ảm đạm vì thời tiết rất lạnh, vắng khách du lịch nhưng không vì thế mà Phượng Hoàng mùa đông hết sức hút. Nếu đến đây vào mùa đông bạn sẽ rất may mắn khi gặp tuyết rơi. Lựa chọn những chiếc áo len, áo khoác đại hàn, đừng quên mũ len, gang tay, cao dán nhiệt để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình.

 Ăn uống tại cổ trấn

Mặc dù những món ăn ở trên trông rất bắt mắt và bạn nhất định phải thử nhưng dù sao văn hóa ẩm thực vùng miền không phải ngày 1 ngày 2 là thích ứng được. Hãy chuẩn bị một ít mỳ gói, ruốc thịt hay muối vừng để phòng trường hợp bạn không hợp được với các món dầu mỡ. Bạn sẽ thấy rất biết ơn về lưu ý này đấy.

Đổi tiền

Hãy nhớ đổi tiền mặt trước khi qua Trung Quốc bởi Phượng Hoàng cổ trấn không có ngân hàng, ATM. Bạn có thể đổi số tiền tùy nhu cầu định trước nhưng cẩn thận thì nên đổi từ 1000 đến 2000 NDT tương đương khoảng 3,300,000 – 7,000,000 VNĐ. Nếu không dùng hết bạn hoàn toàn có thể đổi lại ngay tại cửa khẩu.

Với những kinh nghiệm được chia sẻ trên đây, Hanoiskyteam chúc các bạn có được hành trang tốt nhất cho chuyến du lịch lần này, hạn chế mọi rủi ro có thể xảy ra để trải nghiệm 1 chuyến đi trọn vẹn nhất.

Liên hệ thêm với Hanoiskyteam để được tư vấn thêm về chuyến đi.

 

Tham khảo thêm:

TOUR DU LỊCH LỆ GIANG – SHANGRI LA 6N5Đ ĐƯỜNG BAY